BÀI VIẾT KỶ NIỆM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Thứ sáu - 06/08/2021 03:44
BÀI VIẾT KỶ NIỆM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2)         Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.
           Từ năm 1925 đến 1926, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào học sinh ở Huế, năm 1927 tham gia Đảng Tân Việt cách mạng (một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); năm 1930, bị địch bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, tiếp tục hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên, học sinh; năm 1936, hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp pháp của Đảng ở Hà Nội; là biên tập viên báo của Đảng như: "Tiếng nói của chúng ta""Tiến lên""Tập hợp""Thời báo""Tin tức"... Tham gia phong trào Đông Dương đại hội; được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ.
            Tháng 6/1940, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
            Đầu năm 1941, Đồng chí về nước, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng; năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, tuyên truyền giác ngộ Nhân dân, tổ chức con đường quần chúng từ Cao Bằng về Thái Nguyên.
           Tháng 12/1944, Đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
            Tháng 4/1945, tại Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Đồng chí được cử vào Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Từ tháng 5/1945, là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân; tháng 6/1945, được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.
         Tháng 8/1945, được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Đồng chí được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam; là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và được bổ sung vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
          Tháng 1/1946, Đồng chí được bầu là đại biểu Quốc hội khóa I; tháng 3/1946, là Chủ tịch Quân sự ủy viên Hội, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp; khi thành lập Quân ủy Trung ương, được cử làm Bí thư Quân ủy Trung ương; tháng 10/1946, Đồng chí là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy quyền làm Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam (Đồng chí làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ 10/1946 - 8/1947; 8/1948 - 12/1979).
          Tháng 1/1948, Đồng chí được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
          Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
           Từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1979, Đồng chí là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
           Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
           Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
          Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, VI của Đảng, Đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương.
          Từ tháng 1/1980, Đồng chí là Phó Thủ tướng thường trực; từ tháng 4/1981 đến tháng 12/1986, là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ).
         Đồng chí liên tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
Đồng chí từ trần vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 04/10/2013 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi.
         Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Nhân dân hết lòng kính trọng, suy tôn là vị "Đại tướng của Nhân dân". Cán bộ, chiến sĩ Quân đội mến phục, suy tôn là "Người anh Cả" duy nhất của Quân đội ta, xứng đáng là "Chính ủy của các Chính ủy, Tư lệnh của các Tư lệnh, Tướng của các Tướng", "Tổng Tư lệnh biết quý từng giọt máu mỗi chiến binh". Thế giới cũng rất nể phục nhân cách, đức độ của Đại tướng, tôn vinh Đại tướng là Anh hùng dân tộc của Nhân dân Việt Nam.
         Xã Mường Phăng nằm cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km, trải qua 65 năm, danh xưng Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã vượt qua giới hạn không gian, thời gian, trở thành địa điểm không những người dân trong nước mà bạn bè quốc tế đều biết đến bởi đây là địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.      
        *  Vị trí địa lý:
      1/ Tổng diện tích mặt bằng cơ sở: 11.360 m2
      2/ Tổng xây dựng: 2.200 m2,  cấu trúc công trình: 3 dãy nhà 2 tầng kiên cố, 42 phòng ở nhà cấp 4(22 phòng nhà công vụ của GV và 20 phòng ở của HS )
- Phía Đông giáp: Đường giao thông liên xã
- Phía Tây giáp: Hồ Pa Khoang
- Phía Nam giáp: Nhà dân bản Đông Mệt
- Phía Bắc giáp: Đồi thông
          Trường THCS xã Mường Phăng  được thành lập vào năm 2000 theo Quyết định số:   1022/QĐ-UB ngày  17 /08/2000 của Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên, đến ngày  21/01 /2014 trường đổi con dấu và mang tên trường THCS Võ Nguyên Giáp xã Mường Phăng. Trải qua chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển đến năm học 2010-2011  nhà trường đã được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia.
        Ngay từ khi mới thành lập nhà trường đã xác định rõ phương hướng, chiến lược và phát triển phải phù hợp với mục tiêu trong Luật giáo dục và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  Các tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội khác, các hội đồng được kiện toàn và tổ chức hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học ( sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học) và các quy định khác của pháp luật.
        Năm học 2020-2021 nhà trường có tổng số 47 CB, GV, NV, sinh hoạt trong 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đều có trình độ Đào tạo đạt chuẩn trong đó: hơn 81% có trình độ  chuẩn; 19 % cán bộ giáo viên đang học đại học để đảm bảo trình độ chuẩn. Hằng năm đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học tập nâng cao trình độ Đào tạo theo quy định. 100% Cán bộ, giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp đạt từ loại khá trở lên.
        Trường có 20 lớp với tổng số 760 học sinh (trung bình mỗi lớp học có 38 học sinh). Học sinh trong nhà trường được đảm bảo quyền lợi, được giáo dục thực hiện tốt nghĩa vụ quy định trong Điều lệ trường trung học.
            * Kết quả hoạt động của đơn vị:
         - Tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp hàng năm trong trường đạt từ 95% trở lên trong đó GVDG cấp trường 38/40 đ/c; GVDG cấp thành phố đạt 7/40 đ/c ; GVDG cấp tỉnh đạt 3/40đ/c  phấn đấu bồi dưỡng đội ngũ GVDG cấp tỉnh trong các năm học tiếp theo.
         - Kết quả thi đua hàng năm đạt từ  8-10% cán bộ, giáo viên trong nhà trường  đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 100% LĐTT.
         - Tỉ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đạt từ 40% học sinh trong đó HSG cấp thành phố, HSG cấp tỉnh đạt từ 5-8 em năm sau tăng hơn với năm trước.
         - Các cuộc thi KHKT; Hoạt động phong trào… đều có học sinh đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh.
             Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tiến hành thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc để tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, Quân đội ta và phong trào cách mạng thế giới; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam.
            Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành, gắn bó mật thiết với Nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức thi đua đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa.

Tác giả: Trần Việt Sinh

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây